Wednesday, November 28, 2007

Turning Limitations into Innovation

Turning Limitations into Innovation

When "balanced with a healthy disregard for the impossible," constraints can shape and focus problems, leading to truly creative solutions



As vice-president for search products and user experience at Google (GOOG), I work with a team that defines the features, functions, and operations of the company's core products -- including Web search, Google News, Google Labs, Toolbar, and others. In product management, our job is to harness the creative forces of Google engineers and meld that creativity into something that the end users can use and appreciate.


Creativity is often misunderstood. People often think of it in terms of artistic work -- unbridled, unguided effort that leads to beautiful effect. If you look deeper, however, you'll find that some of the most inspiring art forms -- haikus, sonatas, religious paintings -- are fraught with constraints. They're beautiful because creativity triumphed over the rules. Constraints shape and focus problems, and provide clear challenges to overcome as well as inspiration. Creativity, in fact, thrives best when constrained.

Yet constraints must be balanced with a healthy disregard for the impossible. Disregarding the bounds of what we know or what we accept gives rise to ideas that are nonobvious, unconventional, or simply unexplored. The creativity realized in this balance between constraint and disregard for the impossible are fueled by passion and result in revolutionary change.

CLOCKING IN. A few years ago, I met Paul Beckett, a talented designer who makes sculptural clocks. When I asked him why not just do sculptures sans clocks, he said he liked the challenge of making something artistically beautiful that also had to perform as a clock. Framing the problem that way really freed his creative force.

Paul reflected that he also found it easier to paint on a canvas that had a mark on it than to start with a canvas that was entirely clean and white. This resonated with me. It's often easier to direct your energy when you start with constrained challenges (a sculpture that must be a clock) or constrained possibilities (a canvas that is marked). These constraints fuel passion and imagination. They generate creativity.

In product development, constraints come in many forms. They can be terms on which the problem must be solved. At Google, the products and services that we deliver have to work well in varied and confined user environments.

SETTING LIMITS. Consider, for example, our recent release of the new Google Toolbar Beta. When we develop a new version of the toolbar, we can't simply contemplate what would be useful or which features users ask for most. We also need to think about how to create a toolbar that works for all users regardless of whether their screen resolutions can fit five buttons across or 35.

We need to make sure that it's fast to download even over a dial-up connection. The new toolbar has a lot of new functionality, but it's also constrained in download size to just 625K, and it lets the users customize how many and which buttons should be included.

Constraints can give you speed and momentum. In shaping the process used to design a product, constraints can actually speed up development. For example, we can often get a quick sense of just how good a new concept is if we prototype for only one day or for one week. Or, we'll keep team size to three people or less. By limiting how long we work on something or how many people work on it, we limit our investment.

FAILING FASTER. In the case of the Toolbar Beta, several of the key features (custom buttons, shared bookmarks) were prototyped in less than a week. In fact, during the brainstorming phase, we tried out about five times as many key features -- many of which we discarded after a week of prototyping. Since only 1 in every 5 to 10 ideas work out, the strategy of constraining how quickly ideas must be proven allows us try out more ideas faster, increasing our odds of success.

Speed also lets you fail faster. Have you ever wondered how a product so lame got to market, a movie so bad actually got released, a government policy so misguided got passed?

In cases like these, the people working on it have spent so much time and are so personally invested that it's too painful to walk away. They often know the project is misguided, yet they see the effort through to the painful, unsuccessful end. That's why it's important to discover failure fast and abandon it quickly. A limited investment makes it easier to walk away and move on to something else that has a better chance of success.

CHANGING THE WORLD. But constraints alone can stifle and kill creativity. They can lead to pessimism and despair. So while we need constraints in order to fuel passion and insight, we also need a sense of hopefulness that keeps us engaged and unwaveringly in search of the right idea. It is from the interaction between constraint and the disregard for the impossible that unexpected insights, cleverness, and imagination are borne.

Henry Ford once said, "If I'd listened to customers, I'd have given them a faster horse." True creativity makes the impossible possible. It can revolutionize a product, a business, the economy, and the world around us.


BIẾN HẠN CHẾ THÀNH ĐỔI MỚI

By Marissa Ann Mayer

http://www.businessweek.com/innovat...0131_531820.htm

Khi được “cân đối một cách hợp lý với việc sẵn sàng vượt qua những gì không thể”, các ràng buộc có thể giúp xác định và tập trung vào các khó khăn, từ đó tạo ra các giải pháp thực sự sáng tạo.
Là phó chủ tịch bộ phận các sản phẩm tìm kiếm và trải nghiệm khách hàng tại Google, tôi làm việc với một nhóm chịu trách nhiệm xác định những đặc tính, chức năng và hoạt động của các sản phẩm cốt lõi của công ty, bao gồm Web search, Google News, Google labs, Toolbar và các sản phẩm cốt lõi khác. Trong việc quản lý sản phẩm, công việc của chúng tôi là giải phóng sức mạnh sáng tạo của các kỹ sư tại Google và biến những sáng tạo đó thành các sản phẩm mà khách hàng có thể sử dụng được và đánh giá cao.

Người ta thường hiểu nhầm về sáng tạo. Mọi người thường nghĩ về nó như một công việc nghệ thuật- những nỗ lực không bị giới hạn, không kiểm soát và tạo nên những kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ thấy rẳng chính các dạng nghệ thuật truyền cảm nhất- thơ haikus, các bản sonata, các bức hoạ mang tính tôn giáo- đã phải chiến đấu với các giới hạn. Chúng tuyệt đẹp bởi vì sự sáng tạo đã chiến thắng các luật lệ. Các giới hạn giúp xác định và tập trung vào các khó khăn, đồng thời đặt ra các thử thách rõ ràng cần vượt qua cũng như tạo nguồn cảm hứng. Trên thực tế, tính sáng tạo bùng cháy mạnh mẽ nhất khi buộc phải đối mặt với những giới hạn.

Mặc dù vậy các giới hạn phải được cân đối một cách hợp lý với việc sẵn sàng vượt qua những gì không thể. Bất chấp những giới hạn của những gì ta biết hay những gì ta chấp nhận sẽ dẫn tới sự phát triển của những ý tưởng không hiển nhiên, không thông thường, hay chỉ đơn giản là chưa được khai phá. Chính lòng đam mê đã nuôi dưỡng sự sáng tạo xuất hiện trong sự cân bằng giữa các giới hạn và việc sẵn sàng thực hiện những điều không thể sẽ tạo ra một thay đổi đầy tính cách mạng.

GHI THỜI GIAN. Vài năm trước đây, tôi gặp Paul Beckett, một nhà thiết kế tài năng, người làm ra những chiếc đồng hồ chạm khắc. Khi tôi hỏi tại sao anh không khắc những thứ không phải đồng hồ, anh ta nói anh thích thách thức của việc tạo ra những thứ đẹp về nghệ thuật đồng thời vẫn hoạt động được như một chiếc đồng hồ. Đặt vấn đề trong một giới hạn theo cách đó thực sự đã giải phóng sức sáng tạo của anh.

Paul cũng nói rằng anh cũng thấy vẽ trên một tấm toan đã có vết dễ dàng hơn là bắt đầu với một tấm toan hoàn toàn sạch sẽ, trắng tinh. Tôi thật sự đồng tình với quan điểm này. Thông thường, bạn sẽ dễ dàng huy động khi phải bắt đầu với một thách thức bó buộc (một tác phẩm điêu khắc phải là một chiếc đồng hồ) hay các khả năng bị hạn chế (một tấm toan đã có vết). Những ràng buộc này nuôi dưỡng đam mê và trí tưởng tượng. Chúng tạo nên sức sáng tạo.

Trong phát triển sản phẩm, có nhiều dạng ràng buộc. Chúng có thể là những khó khăn cần giải quyết. Tại Google, những sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cần phải chạy tốt trong nhiều môi trường của người sử dụng khác nhau với những hạn chế nhất định.

ĐẶT RA CÁC GIỚI HẠN. Ví dụ, hãy xem xét sản phẩm mới được chúng tôi giới thiệu, Google Toolbar Beta. Khi chúng tôi phát triển một phiên bản thanh công cụ mới, chúng tôi không chỉ đơn giản là suy nghĩ xem cái gì hữu ích hay những đặc tính nào khách hàng đòi hỏi nhiều nhất. Chúng tôi cũng cần nghĩ xem làm thế nào tạo ra một thanh công cụ mà mọi người sử dụng đều có thể dùng được bất kể là cỡ màn hình của họ đủ cho 5 nút chiều ngang hay là 35 nút.

Chúng tôi cần đảm bảo rằng nó có thể download nhanh chóng ngay cả đối với kết nối dial-up. Thanh công cụ có nhiều tính năng mới, nhưng cũng chịu ràng buộc là kích cỡ download chỉ có 625K, và điều đó khiến những người sử dụng tuỳ chọn bao nhiêu và những nút nào cần được đưa vào.

Những ràng buộc có thể đưa lại cho bạn tốc độ và động lực. Trong việc định hình quy trình thiết kế sản phẩm, những ràng buộc có thể thực sự đẩy nhanh tốc độ phát triển. Ví dụ, chúng ta có thể nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả của những ý tưởng mới nếu chúng ta làm mô hình thử nghiệm trong một ngày hay một tuần. Hoặc nếu chúng ta giữ quy mô nhóm chỉ ở mức 3 người hoặc ít hơn. Bằng cách giới hạn về thời gian làm việc hay số người làm việc, chúng ta giới hạn mức đầu tư của mình.

THẤT BẠI NHANH HƠN. Trong trường hợp Toolbar Beta, một số tính năng chủ chốt (những nút tùy biến, v.v..) đã được làm thử chỉ trong thời gian dưới 1 tuần. Trên thực tế, trong suốt giai đoạn vạch ý tưởng, số tính năng chúng tôi đã thử qua gấp 5 lần số tính năng chốt lại, phần nhiều trong số đó đã bị loại bỏ chỉ sau 1 tuần làm thử bằng mô hình. Bởi chỉ có 1 trong số 5 hoặc 10 ý tưởng là thực sự hiệu quả, chiến lược giới hạn thời gian chứng minh hiệu quả của một ý tưởng cho phép chúng tôi kiểm nghiệm nhiều ý tưởng hơn với tốc độ nhanh hơn, từ đó gia tăng cơ hội thành công.

Tốc độ cũng khiến bạn thất bại nhanh hơn. Bạn đã bao giờ phân vân rằng một sản phẩm nào đó quá què quặt mà được đưa ra thị trường, ví dụ như một bộ phim quá dở đã công chiếu, một chính sách công quá sai lầm nhưng đã được thông qua chưa?
Trong những trường hợp như vậy, những người làm nên sản phẩm đó đã đầu tư quá nhiều thời gian và tâm huyết đến mức việc bỏ sản phẩm đó đi là một nỗi đau quá lớn. Họ thường biết rằng dự án đó đã có định hướng sai, nhưng họ lại thấy những nỗ lực đó qua một kết cục thất bại đau đớn. Vì vậy, việc nhanh chóng nhận ra thất bại và nhanh chóng từ bỏ nó có một vai trò hết sức quan trọng. Giới hạn mức đầu tư sẽ khiến người ta dễ dàng hơn trong việc từ bỏ và chuyển sang một việc nào khác có cơ hội thành công cao hơn.

THAY ĐỔI THẾ GIỚI. Nhưng chỉ có các giới hạn thôi sẽ dập tắt và giết chết sức sáng tạo. Chúng có thể dẫn tới sự bi quan và tuyệt vọng. Vậy nên trong khi chúng ta cần các có các ràng buộc để nuôi dưỡng lòng đam mê và óc sáng suốt, chúng ta cũng cần có niềm hy vọng để giữ chúng ta kiên trì và không lay chuyển trong việc tìm kiếm một ý tưởng đúng. Chính từ sự tác động qua lại giữa các ràng buộc và lòng không ngần ngại vượt qua những điều không thể mà những ý tưởng sáng suốt, tài tình, và trí tưởng tượng đến không ngờ đã nẩy sinh.

Henry Ford đã từng nói: “Nếu tôi nghe lời khuyên của khách hàng, thì có lẽ tôi đã kiếm cho họ một chú ngựa chạy nhanh hơn.” Sự sáng tạo thực sự khiến điều không thể thành cái có thể. Nó có thể tạo ra một cuộc cách mạng cho một sản phẩm, một doanh nghiệp, nền kinh tế và hay cả thế giới quanh ta.

---------------
Dịch bởi VA/TanNg

Một chiều ngược gió Thơ   »   Việt Nam   »   Hiện đại   »   Bùi Sim Sim   Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh Ngược phố tan tầm, ngược chi...