Nhịn đói chữa bệnh không dễ
Bác sĩ Lê Hùng, Viện phó Viện Y dược học dân tộc TP HCM, cho biết, tế bào trong cơ thể người được đổi mới liên tục và có thể thay đổi toàn bộ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng sự thay đổi của tế bào luôn bị tác động của môi trường bên ngoài.
Hiện nay, con người luôn ở trạng thái nhiễm độc từ từ. Hầu như các loại thức ăn đều có thể bị nhiễm độc do sử dụng chất bảo quản, thuốc tăng trưởng, diệt trừ sâu, thuốc kháng sinh, nước thải có nhiều độc chất. Khi ra đường, ta phải hít thở không khí ô nhiễm bởi khói, bụi, chì... thải từ nhà máy, xe cộ. Tất cả những thứ này liên tục gây độc, làm tăng tần suất các bệnh như tiểu đường, ung thư... Vấn đề quan trọng là phải khử độc cho cơ thể.
&Nhịn đói là một phương pháp giúp cơ thể được nghỉ ngơi và chỉ tập trung cho việc thanh lọc chất độc. Nó đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Về nguyên tắc, có thể nhịn đói để chữa các chứng béo phì, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, cảm cúm... Song không phải ai, bệnh gì áp dụng phương pháp này cũng có kết quả.
Nhịn đói để chữa bệnh không phải là một phương pháp đơn giản, mà đòi hỏi quyết tâm cao. Mỗi loại bệnh có cách tiến hành khác nhau và phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong những lần đầu thực hiện. Sự theo dõi này rất cần thiết để biết lúc nào thì ngưng nhịn đói và ăn trở lại như thế nào.
Thông thường, người hướng dẫn sẽ cho nhịn từ một vài ngày đến 1 tuần; những trường hợp đã quen với phương pháp này mới có thể nhịn đói lâu hơn. Thường thì nhịn đói chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định, khi hết bệnh thì ngưng. Tuy nhiên, có những người tự đặt ra quy trình nhịn đói thành nếp trong cuộc sống của mình; ví dụ nhịn đói một ngày trong tuần để thanh lọc cơ thể, hoặc trong một tháng nhịn hai ngày chủ nhật... Khi cơ thể quen dần với việc nhịn đói, người nhịn sẽ đạt được sự bình an về thể chất và tinh thần.
&Bác sĩ Hùng lưu ý là những người nhịn đói trong một hai ngày đầu thường có biểu hiện mồ hôi ra nhiều và hôi, đi tiểu nước vàng, đau nhức, mệt mỏi trong người, miệng hôi... Đây là các hiện tượng của quá trình thải độc. Thường khi thấy các hiện tượng này, nhiều người không biết đã rất lo sợ và không dám tiếp tục nhịn ăn.
Bác sĩ Hùng cũng cho biết, hiện Viện Y dược học dân tộc TP HCM chưa có quy trình nhịn đói hoàn toàn để chữa bệnh, nhưng trong điều trị vẫn luôn hướng dẫn người bệnh ăn theo chế độ, khẩu phần bệnh lý, tiết thực (nhịn đói một phần) như với bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch... Song, để phương pháp nhịn đói được áp dụng một cách hiệu quả và an toàn, cần phải có những công trình nghiên cứu chứng minh cụ thể. (Theo Tuổi Trẻ)
Chữa bệnh bằng cách nhịn ăn: Khoa học hay nhảm nhí ?
Rất nhiều người đã áp dụng phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh; người khỏi bệnh cũng có mà người không khỏi cũng nhiều. Ở VN hiện chưa có công trình khoa học nào khẳng định dứt khoát rằng việc nhịn ăn thực sự có tác dụng chữa bệnh hay không. Trong giới bác sĩ cũng có nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề này.
Giáo sư Từ Giấy, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nói: "Do chưa có các nghiên cứu cụ thể nên chưa thể biết việc nhịn ăn giúp chữa những loại bệnh gì. Nhưng trong những năm chiến tranh, tôi từng thấy nhiều người khỏi một số bệnh sau vài hôm bị đói. Tôi cho rằng phương pháp này có khả năng giải quyết chứng thừa cân, các bệnh về tim mạch và đường tiêu hóa với điều kiện là có bác sĩ hướng dẫn cụ thể, vì việc nhịn đói quá lâu có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Còn nếu ai nói rằng phương pháp này có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, HIV/AIDS thì là chắc chắn là bịp bợm".
Bác sĩ Đỗ Hoài Nam, nguyên Chủ nhiệm khoa Nhi Bệnh viện 108, cũng tin rằng phương pháp nhịn ăn có thể đem lại hiệu quả chữa bệnh. Theo ông, khi bệnh nhân tạm dừng việc cung cấp dinh dưỡng, cơ thể sẽ phải tự điều chỉnh hoạt động sinh lý bằng cách lấy dưỡng chất thừa trong các mô mỡ, tế bào thoái hóa, mụn nhọt, u bướu... để nuôi các cơ quan quan trọng (tim, gan, phổi, thận...). Những độc tố tích tụ trong cơ thể cũng theo đó mà bài tiết ra ngoài. Trong thời gian này, phần lớn các bộ phận được nghỉ ngơi, có cơ hội tự phục hồi những phần hư hỏng (ngay cả các chấn thương do ngoại lực cũng mau lành). Đến khi bệnh nhân ăn trở lại, cơ thể sẽ sản sinh các tế bào mới khỏe mạnh.
Theo bác sĩ Nam, chữa bệnh là cả một quá trình, trong đó việc nhịn ăn chỉ có tính chất bứt phá, phải thực hiện trong một số trường hợp nhằm làm sạch cơ thể. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý sau đó mới là quan trọng. Ông Nam cũng trích dẫn quan điểm của Hải Thượng Lãn Ông: "Phục dược bất như giảm khẩu" (dùng thuốc không bằng giảm ăn).
Ngược lại với các ý kiến trên, dược sĩ Đông - Tây y Lê Thị Hồng Duyên (Hà Nội) khẳng định: "Nhịn ăn chữa bệnh là điều phi lý, bịp bợm. Người bình thường nếu nhịn ăn, cơ thể cũng đã suy kiệt, huống chi con bệnh. Bệnh nhân cần dinh dưỡng, cần dùng thuốc hợp lý. Gạo lức muối vừng tuy rất tốt cho cơ thể vì chứa nhiều vitamin nhóm B nhưng nếu chỉ ăn 2 thực phẩm này thì cơ thể sẽ thiếu chất. Vì ngoài tinh bột và vitamin B, cơ thể còn cần protein, lipit, các khoáng chất và nhiều vitamin khác".
Có cùng quan điểm trên là bác sĩ Phạm Hưng Củng, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế): "Từ trước đến nay, Bộ Y tế chưa công nhận một tài liệu nào viết rằng việc nhịn ăn tuyệt đối trong thời gian dài có thể chữa khỏi bệnh. Nếu nhịn ăn lâu ngày, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt và có thể tử vong. Vì vậy, không thể nói nhịn ăn là một phương pháp chữa bệnh".
Phía Mỹ
Why do people follow this diet?
Proponents claim that environmental toxins build up in our bodies over time and need to be removed periodically through fasting to maintain optimum health. Cleansing fasts are an important part of a detoxification program and may be part of a weight-loss program.
What do the advocates say?
Advocates believe that fasting periodically gives the body a break from digestion and allows it to eliminate the toxins that cause disease, while promoting healing and reversing the aging process. Studies indicate that fasting helps health conditions such as rheumatoid arthritis, migraine headache, and skin diseases. Acute illnesses such as colds and flu, colon disorders, allergies, obesity, and respiratory diseases may also respond to fasting. Proponents claim a one-day fast creates a clearer mental state and increased energy. They believe a three-day fast rids the body of toxins and purifies the blood, and that a long-term fast promotes healing, alleviates food allergies, sheds pounds, and rebuilds the immune system.
What do the critics say?
Critics believe that fasting depletes the body of important nutrients, essential minerals and energy, may be unsafe, and is an ineffective weight loss aid. The few pounds that are lost in the beginning of a fast are from water, and this weight will return as soon as the fast is over. Few scientific studies have been done to back up health claims and demonstrate that fasting works by releasing toxins stored in fat.
Và Dennis Paulson, FCI Founder Director có nhận xét
1. Removing unnecessary weight the natural way, plus learning how to keep it off for the rest of your life (note: half of all clients, worldwide, are not fasting to lose weight);
2. Removing the 5-to-10 lbs. of toxic chemicals now locked into the average adult's cell, tissue and organ storage areas;
3. Regaining the energy you may previously have enjoyed (perhaps when you were more athletic);
4. Enhancing your innate wisdom, spirituality and faith;
5. Heightening your clarity of consciousness, so you can see all your life's options in much clearer perspective and then act on them, and
6. Moving you back toward your life's birthright potential of optimal health, increasing your happiness and healing power as you scientifically reset your body's odometer.
Sau đây là ý kiến của một số người từng nhịn ăn để chữa bệnh:
- Ông Đinh Ngọc Thiệu, 54 tuổi, giáo viên ở TP HCM: "Tôi từng bị thấp khớp, người gầy gò, chân tay ra nhiều mồ hôi. Tôi còn bị chứng đau ngang lưng, nhiều lúc vùng thắt lưng bị mất cảm giác. Ngoài ra, mỗi khi ăn kem hoặc uống nước đá, tôi thấy đau buốt trên đầu. Trên mỗi sợi tóc của tôi lại có "trứng". Năm 1978, tôi nhịn ăn 21 ngày theo chỉ dẫn của lương y Hoàng Đình Thiều, các bệnh trên tiêu hết, đến nay không xuất hiện trở lại, cơ thể lại tăng cân nữa".
- Ông Ngô Quang Tiến, 50 tuổi, TP HCM: "Tháng 5/2000, tôi bị u đại tràng, phải mổ cấp cứu. Sau khi mổ, các bác sĩ đưa ruột tôi ra bên hông để đại tiện bằng hậu môn giả, hẹn 3 tháng sau tái khám, nếu vết cắt lành tốt, họ sẽ đưa ruột trở lại vị trí cũ. Đến hẹn, tôi đến bệnh viện và được trả lời là chưa thể nối ruột được. Tôi rất buồn phiền, đành thực hiện phương pháp nhịn ăn. Sau 20 ngày, tôi trở lại tái khám thì có kết quả tốt, được bệnh viện mổ đưa ruột trở lại. Sau ca mổ này, tôi ăn gạo lức muối vừng 3 tháng, đến nay sức khỏe đã hoàn toàn bình phục".
- Ông Hoàng Việt Hùng, 48 tuổi, giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM: "Tôi bị cao huyết áp từ 10 năm nay, đã có di chứng nhồi máu cơ tim. Cuối năm 2000, tôi bị phình động mạch chủ ngực và phải bóc tách động mạch. Lúc đó, Việt Nam chưa thực hiện được phẫu thuật này. Tôi đành chỉ dùng thuốc theo đơn và đi khám định kỳ, cứ nghĩ rằng mình sẽ phải uống thuốc suốt đời. Bí quá, tôi đành thực hiện nhịn ăn. Sau 14 ngày nhịn tuyệt đối, tôi sút 12 kg. Trước kia huyết áp của tôi dao động từ 170/150 đến 220/170, nay chỉ còn 130/80 đến 140/90. Hiện tôi đang ăn gạo lứt muối mè và không hề phải dùng thuốc".
- Ông Nguyễn Văn Anh, 73 tuổi, TP HCM: "Tôi thoát chết nhờ phương pháp nhịn ăn. Năm 1986, miệng và lưỡi tôi bị sưng to, mất hết cảm giác, mỗi lần ăn cơm toàn cắn vào lưỡi khiến máu tươm ra bát. Các bác sĩ cho biết tôi bị ung thư lưỡi, sống thêm được 6 tháng là cùng. Đang lúc tuyệt vọng, tôi gặp ông Nguyễn Minh Khái, người chuyên nghiên cứu phương pháp nhịn ăn chữa bệnh. Sau 21 ngày nhịn ăn, miệng và lưỡi tôi hết sưng. Sau đó, tôi ăn gạo lức muối vừng suốt 5 năm liền và sống khỏe cho tới nay".
Các nhà khoa học và những người quan tâm đến phương pháp nhịn ăn chữa bệnh đều mong muốn Bộ Y tế chính thức nghiên cứu, thử nghiệm để có kết luận chính thức về phương pháp này. (Theo Lao Động)
Trường Giang cuộn cuộn chảy về Đông Sóng dập dồn đãi hết anh hùng Được thua phải trái phút thành không Non sông phơi vẻ cũ Mấy độ bóng tàn hồng
Friday, January 25, 2008
Subscribe to:
Posts (Atom)
Một chiều ngược gió Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Bùi Sim Sim Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh Ngược phố tan tầm, ngược chi...
-
Ta về (thơ Tô Thùy Yên) Ta về một bóng trên đường lớn/ Thơ chẳng ai đề vạt áo phai... Ta về một bóng trên đường lớn Thơ chẳng ai đề vạt áo...
-
Nói tới Tào Tháo, người đọc Tam Quốc diễn nghĩa hẳn nhớ hình ảnh của ông như một kẻ tài giỏi nhưng gian trá, đa ngh...
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung được coi là bộ tiểu thuyết chương hồi xuất sắc nhất Trung Quốc. Tác phẩm đã tái...