Monday, February 26, 2007 | ||||||
Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng chữ xuân (mùa xuân) để làm một uyển ngữ (euphemism) mỗi khi nói đến tính dục. Họ gọi thú vui chăn gối là xuân sự, dâm thư là xuân sách, xuân thư, và các loại thuốc kích dục là xuân dược, xuân phương...
Xuân dược trong tiếng Anh là aphrodisiacs. Từ này mượn tên nữ thần Aphrodite. Trong thần thoại Hy Lạp, nàng là thần tình dục, sắc đẹp, đam mê xác thịt... Nhưng người cổ La Mã lại mệnh danh nàng là nữ thần Venus. Ở nhiều nước Đông Tây, từ xưa đến nay con người vẫn tin tưởng rằng một số loại thức ăn, thức uống (huyết nhục của động vật, côn trùng, cây cỏ, nhất là rượu) có khả năng đặc biệt là làm tăng ham muốn tính dục, trợ giúp người ta kéo dài thú vui chăn gối. Các danh tác như Kinh yêu đương (Kama Sutra, thế kỷ 4 trước Công nguyên, Ấn Độ), Tố nữ kinh (thế kỷ 1-3, Trung Quốc), Vườn thơm (Hương viên, thế kỷ 16, Ả Rập)... đều dành một số trang để hướng dẫn về xuân dược. Một số thức ăn được xem là xuân dược là do sự liên tưởng về hình dáng của nó tương tự với cơ quan sinh dục nam hay nữ. Hình dáng con sò khiến người ta nghĩ rằng phụ nữ ăn nhiều sò thì gia tăng khoái cảm. Chiếc sừng tê vểnh ngược lên gợi ra hình ảnh dương vật sung mãn. Tính chất đặc thù của một số động vật cũng khiến người ta tin rằng loài động vật đó chính là xuân dược. Chẳng hạn, cọp rất dũng mãnh nên dương vật của cọp là xuân dược. Rùa đen nổi tiếng rất dâm nên trứng rùa đen ăn sống với muối chanh cũng được xem là xuân dược. Một số thực phẩm được xem là xuân dược - Sâm Ấn Độ (Ashwaganda, còn gọi là Ajagandha, Kanaje Hindi, Samm Al Ferakh) thuộc một họ với cây cà độc dược (solanaceae, nightshade). Mọi bộ phận của cây đều dùng làm thuốc. Trước khi phơi khô, rễ tươi thường được nấu với sữa để loại bỏ các thành tố không tốt trong rễ. Quả của nó có thể dùng để làm đông sữa trong việc chế tạo phô mai. - Măng tây (Asparagus): Chứa ít ca-lo-ri, ít muối, không có cholesterol, chứa nhiều chất xơ. - Sô-cô-la (Chocolate): Được xem là xuân dược vì chất phenethylamine trong sô-cô-la kích dục ở mức độ nhẹ. Đó cũng là lý do các tình nhân hay chọn sô-cô-la làm quà tặng nhau.
- Cây tráng dương (Damiana): Mọc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ; lá của nó thường được người dân Trung và Nam Mỹ làm trà uống để kích dục hoặc đốt lá xông khói để thư giãn. - Cây bạch quả (Ginkgo biloba): cũng được gọi là cây ngân hạnh, mọc dại ở nhiều nơi của tỉnh Chiết Giang. Hạt ngân quả được người Trung Quốc dùng nấu cháo trong những dịp đặc biệt như ngày Tết hay lễ cưới. Y học ngày nay dùng chế tạo thuốc Giloba. Tính năng của nó là trị liệu suy tuần hoàn não, các di chứng của tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não, bệnh lý mạch máu ngoại biên, bệnh lý võng mạc, rối loạn tuần hoàn mắt-tai-mũi-họng, phòng ngừa và làm chậm tiến trình lão hóa giảm trí nhớ (thường gọi là bệnh Alzheimer). Tuy nhiên dân gian cho rằng cây bạch quả có thể giúp hưng phấn tính dục. - Nhân sâm (Ginseng): Có nhiều loại nhân sâm của Trung Quốc và Triều Tiên. Thân rễ của nhân sâm dùng trị bệnh tiểu đường loại 2; ngoài ra nó còn giúp hưng phấn tính dục và trị rối loạn cương dương của nam giới. - Cây Kava (tên khoa học Piper methysticum): Một loại mọc ở quần đảo Polynesia ở Thái Bình Dương, rễ cây được dùng chế thành rượu. Kava trị hiệu quả bệnh ung thư buồng trứng và bệnh bạch huyết (leukemia). Ngoài ra, nó cũng được dùng như một loại xuân dược. - Cây Maca: Thực phẩm truyền thống và cũng là thảo dược của dân Peru. Nó được xem là thực phẩm cao dinh dưỡng và cũng là thảo dược giúp tráng kiện và sung mãn trong sinh hoạt tính dục. - Rượu thuốc Mama Juana: Một thức uống làm bằng vỏ cây và thảo dược ngâm trong rượu đỏ pha mật ong, tương truyền có thể gia tăng sinh lực và hưng phấn tính dục. - Sò (Oysters): Thường được xem là xuân dược cho phái nữ. - Cây Yohimbe: Thường được chế thành thuốc làm dãn nở đồng tử và trị bệnh rối loạn cương dương. Nó cũng được dùng làm xuân dược, tuy nhiên nghiên cứu lâm sàng cho thấy nó không trị hiệu quả bệnh bất lực, còn tính năng gây hưng phấn chỉ là do đồn đại. - Cây thích cần biển (Eryngium maritimum): Một loại thuộc họ thích cần (Eryngium) mọc ở vùng duyên hải của châu Âu. Thời Elizabeth của nước Anh, nó từng được xem là xuân dược.
- Khoai tây: Thời xưa khoai tây được xem là xuân dược. Thời Shakespeare được gọi là “quả táo của tình yêu: Apples of Love”. Các nhà nghiên cứu thảo dược cho rằng khoai tây có thể trị nhiều bệnh, từ tiêu chảy đến lao phổi. - Sừng tê (Rhinoceros horn): Người Trung Quốc không dùng sừng tê làm xuân dược; tuy nhiên một vài bộ tộc ở miền Bắc Ấn Độ thì dùng sừng tê để gây hưng phấn và giúp đàn ông dẻo dai trong giao hợp. - Dương vật cọp: Được xem là xuân dược tại Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Một tô xúp dương vật cọp có thể bán với giá 350 USD. - Trứng rùa: Ăn sống với muối và chanh, tương truyền giúp tráng dương. - Nấm đất (Truffle): Người Hy Lạp và La Mã xem là xuân dược vì mùi xạ hương của loại nấm hiếm này gây kích thích và họ nghĩ rằng ăn nấm đất thì làn da nhạy cảm hơn. - Tinh dịch cá (Fish milt): Tinh dịch cá và tinh dịch của các động vật nhuyễn thể (mollusks: thân mềm) cũng được xem là xuân dược. - Hải sâm (Sea cucumber): Loại thực phẩm có dinh dưỡng cao đồng thời cũng giúp tráng dương bổ thận. Mặc dù một số người nghi ngờ, cho rằng xuân dược chỉ là một biện pháp tâm lý, nhưng phần đông dân gian vẫn tin “ăn gì bổ nấy”. Những người quá chú trọng vào thú vui thân xác vì thế dễ mê tín, ăn cả những thứ “không giống ai”. Ngày nay, mặc dù phương Tây đã có các tân dược giúp “ông uống bà khen”, nhưng phần đông các bác sĩ, nhà tư vấn hôn nhân đều khuyên rằng tình dục chỉ là một phần của tình yêu, không nên đồng hóa tình yêu với tình dục. Trần Thế Hương
|
Trường Giang cuộn cuộn chảy về Đông Sóng dập dồn đãi hết anh hùng Được thua phải trái phút thành không Non sông phơi vẻ cũ Mấy độ bóng tàn hồng
Wednesday, January 30, 2008
Chén tình xuân dược
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Một chiều ngược gió Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Bùi Sim Sim Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh Ngược phố tan tầm, ngược chi...
-
Ta về (thơ Tô Thùy Yên) Ta về một bóng trên đường lớn/ Thơ chẳng ai đề vạt áo phai... Ta về một bóng trên đường lớn Thơ chẳng ai đề vạt áo...
-
Nói tới Tào Tháo, người đọc Tam Quốc diễn nghĩa hẳn nhớ hình ảnh của ông như một kẻ tài giỏi nhưng gian trá, đa ngh...
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung được coi là bộ tiểu thuyết chương hồi xuất sắc nhất Trung Quốc. Tác phẩm đã tái...
No comments:
Post a Comment