Wednesday, February 20, 2008

10 lời khuyên để chóng thành đạt


1- Luôn tham công tiếc việc

Đừng do dự, hãy luôn yêu cầu sếp giao nhiều công việc hơn nữa cho bạn và hoàn thành chúng một cách xuất sắc. Như vậy sẽ tạo được ấn tượng rằng bạn là người nỗ lực không ngừng với trách nhiệm cao. Đương nhiên sếp sẽ nhớ đến bạn khi cần bổ nhiệm chức danh cần thiết nào đó.

2- Làm chủ những tri thức mới nhất

Bạn nên học thêm ngoại ngữ để có thể vận dụng thành thạo những công nghệ mới mà giới chuyên gia tin học tung ra, trở thành một “sư tổ” trong lĩnh vực Internet tại cơ quan. Sẽ không thừa nếu như bạn thường xuyên cập nhật lượng thông tin đa dạng mới hàng ngày.

3- Sẵn lòng làm người “giám hộ” cho đồng nghiệp mới

Một trong những cách chứng tỏ khả năng lãnh đạo tiềm ẩn của bạn là không e dè công việc hướng dẫn chuyên môn cho đồng nghiệp trẻ. Điều này sẽ khiến sếp đặc biệt lưu ý đến bạn.

4- Tham gia công việc mạo hiểm

Nên đề xuất những ý tưởng mang tính sáng tạo mới với sếp và sẵn lòng thực thi chúng, cho dù có thể ảnh hưởng tới vai trò cố hữu mà bạn đang có. Thật ra, trong mắt sếp, bất cứ sự dấn thân nào vì công việc chung cũng đều được coi trọng, khiến bạn càng “có giá” hơn.

5- Trở thành linh hồn của tập thể

Sự chủ động tích cực trong các hoạt động ngoài giờ làm việc như đứng ra tổ chức các kỳ nghỉ dã ngoại hay buổi tiệc chào mừng đồng nghiệp mới luôn được sếp ủng hộ. Nghiễm nhiên bạn đã thể hiện bản tính năng nổ, sẵn sàng gánh vác những trọng trách mới ở cơ quan dưới sự cổ vũ của mọi người.

6- Biết “vượt” thời gian

Nên tạo thói quen hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn đã định. Điều này ắt làm sếp rất hài lòng.

7- Duy trì mối quan hệ rộng rãi

Những mối quan hệ sâu rộng - cả trong lẫn ngoài nơi làm việc sẽ giúp bạn nắm được lượng thông tin mang tính đa chiều, góp phần củng cố vị trí bạn đang đảm trách cũng như đề phòng những biến cố bất lợi khác.

8- Thường xuyên trao đổi trực diện với sếp

Nên tận dụng mọi cơ hội có thể để gặp sếp. Tốt nhất là chủ động tiếp xúc trực tiếp đều đặn hàng tuần, vừa báo cáo công việc, vừa lưu ý lãnh đạo về những việc quan trọng mà bạn đã hoàn tất trước thời hạn. Chớ quên một điều: Sếp không có bổn phận phải biết mà bạn phải tự chứng minh rằng mình chính là “người của công việc”.

9- Luôn biết tự vươn lên

Thường xuyên so sánh mình với các đồng nghiệp nổi trội nhất nhằm lĩnh hội những tinh túy ở họ đồng thời cố gắng vượt ai đó về một lĩnh vực nào đấy. Giới quản lý nhân sự đặc biệt ưu ái hiện tượng này bởi nó giúp thúc đẩy hiệu suất công việc chung.

10- Vạch đường thăng tiến cho mình

Bạn nên tự lập một “biểu đồ” trên đường công danh, với một vị trí nhắm tới qua một thời gian nhất định. Đừng đổ tội cho lãnh đạo về sự bổ nhiệm chậm trễ mà trước hết nên tự trách mình sao chưa xứng đáng. Sự nghiệp của bạn là ở trong tay bạn!



1. Làm những gì bạn yêu thích. Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian, năng lượng để bắt đầu việc kinh doanh và xây dựng nó thành một doanh nghiệp thành công, cho nên điều tối quan trọng là bạn phải thực sự yêu thích một cách sâu sắc những gì mình làm, cho dù nó có là cho thuê hồ câu cá, làm gốm hay tư vấn tài chính.


2. Khởi nghiệp khi bạn vẫn đang còn đi làm cho người khác. Người ta có thể sống mà không có tiền trong bao lâu? Không lâu lắm! Trong khi bạn có thể mất khá nhiều thời gian trước khi doanh nghiệp mới của bạn thực sự kiếm ra tiền. Đi làm thuê cho người khác trong khi bắt đầu doanh nghiệp riêng của mình có nghĩa là bạn vẫn có tiền trong túi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

3. Đừng bắt đầu một mình. Bạn cần một hệ thống hỗ trợ khi bạn bắt đầu một doanh nghiệp (và cả sau đó nữa). Một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng, họ biết lắng nghe một cách cảm thông và cho rằng ngay cả khi thất bại thì việc khởi nghiệp của bạn cũng là một bài học vô giá. Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được một cố vấn giàu kinh nghiệm, nếu bạn đủ khả năng, để đăng ký vào một chương trình đầu tư cho những người khởi nghiệp. Sự chỉ dẫn của người dày dạn kinh nghiệm là cách hỗ trợ tốt nhất.

4. Việc đầu tiên là tìm khách hàng. Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức công việc kinh doanh của mình mới tìm kiếm khách hàng, bởi vì việc kinh doanh không thể sống sót nếu thiếu họ. Xây dựng mạng lưới. Tạo dựng các quan hệ. Bán hoặc thậm chí cho không sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn không thể bắt đầu công việc marketing quá sớm.

5. Viết kế hoạch kinh doanh. Lý do chính để viết kế hoạch kinh doanh như một việc làm cần thiết đầu tiên là nó có thể giúp bạn tránh được việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc bắt đầu một công việc kinh doanh không dẫn tới thành công. Người ta nói rằng không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại.

6. Nghiên cứu. Bạn sẽ thực hiện rất nhiều nghiên cứu thông qua việc viết kế hoạch kinh doanh, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia về lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ của mình, nếu như bạn chưa thực sự là một chuyên gia. Tham gia vào các nhóm xã hội hoặc các nhóm chuyên môn trong lĩnh vực của bạn trước khi bắt tay xây dựng doanh nghiệp là một ý tưởng hay.

7. Nhờ chuyên gia giúp đỡ. Vì bạn chỉ điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có nghĩa là bạn phải trở thành chuyên gia trong mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nếu bạn không phải là một kế toán hay một người trông hàng, hãy thuê họ. Nếu bạn cần soạn hợp đồng, và bạn không phải là luật sư, hãy thuê họ. Bạn sẽ lãng phí thời gian và có thể là cả tiền bạc nữa, trong một giai đoạn dài, để tự làm những việc mà bạn chưa đủ khả năng làm.

8. Lên kế hoạch cho đồng vốn. Tiết kiệm, nếu bạn phải làm như vậy. Hãy tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng và những người cho vay. Tính xem kế hoạch tài chính phải cần đến của bạn là bao nhiêu. Đừng khởi nghiệp với ý nghĩ sẽ đi đến ngân hàng và rút tiền. Các nhà cho vay truyền thống không thích những ý tưởng mới và không thích những doanh nghiệp không chứng minh được khả năng tài chính.

9. Chuyên nghiệp ngay từ đầu. Tất cả mọi việc về bạn và cách bạn điều hành công việc của mình cần phải làm cho mọi người thấy rằng bạn đang tiến hành một công việc kinh doanh nghiêm túc và chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tất cả những thiết bị cần thiết như danh thiếp, điện thoại liên lạc, địa chỉ email công việc, đối xử với mọi người một cách chuyên nghiệp và lịch sự.

10. Quan tâm tới các vấn đề pháp lý và thuế trước tiên. Sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi phải giải quyết một đống lộn xộn rắc rối đằng sau nếu không để ý ngay đến những vấn đề này. Bạn có phải đăng ký kinh doanh không? Bạn phải nộp những khoản thuế nào? Bạn có phải nộp bảo hiểm và thuế thu nhập cho nhân viên không? Loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp của bạn? Hãy tìm hiểu về các trách nhiệm pháp lý và thuế của bạn trước khi bạn bắt đầu hoạt động và kinh doanh

No comments:

Một chiều ngược gió Thơ   »   Việt Nam   »   Hiện đại   »   Bùi Sim Sim   Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh Ngược phố tan tầm, ngược chi...