(Vnbourse) Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Cùng với mong muốn góp sức để nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, Vnbourse xin giới thiệu những trang bị căn bản nhất về phân tích kỹ thuật.
1- Biểu đồ phân tích kỹ thuật.
Kỹ thuật dùng biểu đồ phân tích kỹ thuật đã rất phổ biến từ cuối thế kỷ 19, do Charles H. Dow khởi xướng. Sau đó, quan điểm của ông đã trở thành "Lý thuyết Dow" ("Dow Theory"), cho rằng những biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá cổ phiếu trên các biểu đồ.
Cơ sở của việc phân tích là tìm cách xác định giá của cổ phiếu trong tương lai bằng việc nhận diện và đo lường giá trị cổ phần. Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật cho rằng, các hành vi thị trường trong quá khứ tự nó sẽ xác định giá tương lai.
Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm hai trục biểu thị giá và thời gian. Mỗi một cổ phần, thị trường và chỉ số niêm yết trên bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh hoạ sự biến động giá chứng khoán qua các thời kỳ; mỗi một đồ thị (đường) là tập hợp các điểm chỉ giá đóng cửa (closing price) ngày giao dịch. Đồng thời, có một sự liên hệ giữa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất / thấp nhất.
Phân tích biểu đồ có thể được áp dụng cho từng chứng khoán riêng lẻ cũng như một danh mục đầu tư. Các nhà phân tích sử dụng kỹ năng nghiên cứu kỹ thuật các biểu đồ chỉ số để nhận định thị trường đang ở trạng thái "thị trường bò" hay "thị trường gấu". Với các biểu đồ, các nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá tương tự về công ty mà mình lựa chọn.
2- Xu hướng.
Sử dụng biểu đồ để nhận diện xu hướng hiện tại: xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu qua thời gian. Các xu hướng tồn tại trong mọi trạng thái thời gian và mọi thị trường. Các nhà đầu tư hàng ngày có thể xây dựng được xu hướng của cổ phiếu mà họ mua (bán) trong vòng vài phút. Về dài hạn, các nhà đầu tư quan sát các xu hướng tồn tại trong nhiều năm.
Các xu hướng được phân loại: tăng, giảm, hoặc không đổi.
Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và những biến động giảm. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng tăng giá cổ phiếu là có thể.
Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy yếu thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng giảm giá cổ phiếu là có thể.
Xu hướng không đổi biểu thị bằng sự dao động lên xuống trong một thời gian dài giữa các giới hạn tăng giảm trực quan. Sự biến động giá trên biểu đồ là không rõ ràng và giá cổ phiếu sẽ không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể).
Xu hướng có khả năng ổn định theo thời gian. Một cổ phiếu với xu hướng tăng (giảm) (về giá) sẽ tiếp tục tăng (giảm) cho đến khi có biến động về giá trị hoặc các trạng thái xảy ra. Người "đọc" biểu đồ phải định vị được các đỉnh và đáy - những điểm biểu thị sự chấm dứt khả năng hồi phục hay suy yếu. Lựa chọn tại một điểm gần đỉnh hoặc đáy có thể rất có lợi.
Một châm ngôn nói rằng, "xu hướng là bạn của anh". Với các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư, tuyên ngôn này có ý nghĩa là, bạn sẽ đạt thành công hơn nếu lựa chọn vị thế cổ phiếu theo xu hướng phổ biến, hơn là đi ngược lại với nó
Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Cùng với mong muốn góp sức để nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, Vnbourse xin giới thiệu những trang bị căn bản nhất về phân tích kỹ thuật
Khối lượng.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư.
Các biểu đồ cổ phiếu cho thấy khối lượng thông qua đồ thị hình cột dưới các ô giá. Thông thường trong các biểu đồ này, các đường màu xanh chỉ các ngày giá lên và những đường màu đỏ là những ngày giá xuống. Các nhà đầu tư và kinh doanh có thể đánh giá được lãi mua và bán bằng việc theo dõi số lần giá lên xuống trong một đường và mức độ biến động của chúng so với những ngày giá biến động theo chiều hướng ngược lại thì như thế nào.
Cổ phiếu mua vào với lãi cao hơn khi bán ra được gọi là đang trong trạng thái “tích luỹ”, và ngược lại, trường hợp lãi khi bán ra cao hơn khi mua vào được gọi là đang trong quá trình “phân phối”. “Tích luỹ” và “phân phối” thường dẫn tới sự biến động của giá cả. Hay nói cách khác, các cổ phiếu đang trong trạng thái tích luỹ thường sẽ tăng giá chỉ một thời gian ngắn sau khi hành vi mua bắt đầu. Và ngược lại, những cổ phiếu đang được lưu thông thường rớt giá một thời gian sau khi bán ra.
Một cổ phiếu có thể hồi phục được hay không đòi hỏi sự tham gia “nhiệt tình” của các nhà đầu tư. Khi sự hồi phục của một cổ phiếu không hấp dẫn được các nhà đầu tư mới thì nó sẽ rất dễ rớt giá. Các nhà đầu tư và kinh doanh sử dụng các tiêu chí như trạng thái cân bằng khối lượng để đánh giá số lượng người tham gia đang chậm lại hay tiến triển nhanh hơn các động thái của giá cả.
Các cổ phiếu giao dịch thường ngày với một khối lượng trung bình. Khối lượng này có thể xác định được tính lỏng của các cổ phiếu đó. Nhà kinh doanh có thể rất dễ dàng mua và bán các cổ phiếu có tính lỏng cao. Những cổ phiếu không có tính lỏng cao đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn và thường không thể nhanh chóng loại bỏ ra khỏi một danh mục đầu tư. Những phép phân tích biểu đồ cổ phiếu không thể áp dụng cho cổ phiếu không có tính lỏng cao.
Việc giá cổ phiếu gia tăng đột biến kéo theo một khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là có lợi cho sự tiếp tục biến động của giá cổ phiếu theo chiều hướng đó. Nhưng sau một thời gian dài tăng giảm, các cổ phiếu thường có một ngày có khối lượng giao dịch rất lớn, đạt mức đỉnh điểm. Trong những ngày này, người mua, hoặc người bán cuối cùng sẽ là những người được lợi nhất. Sau đó, giá trị của cổ phiếu đó sẽ thay dổi theo chiều hướng ngược lại vì sẽ không còn có đủ lượng người tham gia giao dịch để làm cho giá biến chuyển theo chiều hướng đó
Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Cùng với mong muốn góp sức để nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, Vnbourse xin giới thiệu những trang bị căn bản nhất về phân tích kỹ thuật.
Mô hình và chỉ số
Làm thế nào bạn có thể biến những đường vô tận biểu thị các dữ liệu trên biểu đồ thành một dạng logic mà không cần sự can thiệp của các thao tác kỹ thuật ? Các biểu đồ cho phép các nhà đầu tư và kinh doanh nhận biết hành vi giá cả thị trường cả trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở hợp lý cho việc dự báo cũng như đưa ra các quyết định khôn ngoan. Nó gần giống như công cụ trực giác, trái ngược với quan điểm của các nhà phân tích giá trị.
Biểu đồ cổ phiếu có khả năng tác động tới các chức năng của cả hai bán cầu não về tư duy logic và tính sáng tạo. Quan điểm này đã gây tranh cãi trong giới phân tích đầu tư trong suốt thế kỷ qua.
Dạng "nguyên thuỷ" của việc đọc các biểu đồ là phân tích mô hình. Phương thức này khá phổ biến qua các lý thuyết của Charles Dow và cuốn Technical Analysis of Stock Trends (viết ngay sau Chiến tranh thế giới II). Dạng hiện đại hơn là phân tích chỉ số, một phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả.
Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá.
Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD.
Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả.
----------------------------------------------------
Stuart McPhee không chỉ là nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp mà còn là biên tập viên của tờ The Trader's Journal. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Ông có những bài giảng tại Sở Giao dịch chứng khoán Úc, tại các triển lãm giao dịch khắp nước Úc và cho Hiệp hội Các nhà phân tích kỹ thuật Úc. McPhee cũng là chuyên gia giao dịch, cung cấp các chương trình tập huấn cho các tổ chức và cá nhân, đồng thời tổ chức hội thảo khắp khu vực Đông Nam Á.
TTCK Việt Nam trong hình dung của ông như thế nào?
Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Về Việt Nam có lẽ tôi biết khá nhiều, đặc biệt về lịch sử, còn TTCK thì thú thật chưa bao nhiêu. Nhưng những gì tôi nghe được trong hội thảo và từ những người tôi gặp là TTCK Việt Nam đang “nóng” và nhiều loại cổ phiếu đang được định giá quá cao vì thị trường đầy những nhà đầu cơ.
Nhiều người nói, giá cổ phiếu cao là do các quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ một nguồn vốn lớn vào thị trường tài chính non trẻ Việt Nam tạo nên sức cầu lớn. Tuy nhiên, giữa những hoan hỉ khi đón nhận luồng vốn này vẫn còn những lo ngại về khả năng họ đến nhanh thì đi cũng nhanh. Ông có nghĩ vậy không?
Bản thân tôi luôn nhìn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài dưới góc độ rất tích cực. Thử nghĩ xem, khi các quỹ đầu tư vào, họ thổi một nguồn năng lượng mới vào doanh nghiệp và thị trường, cuốn thêm các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường, tạo ra dòng luân chuyển cuồn cuộn cho đồng vốn. Còn ảnh hưởng tiêu cực ư? Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào bản lĩnh của Việt Nam. Chừng nào cơ hội đầu tư cho phát triển kinh tế vẫn còn thì họ chắc chắn sẽ không sớm rời cuộc chơi.
Nhưng đại diện nhiều quỹ nói nhiều khi họ “bó tay” vì không đoán được xu hướng TTCK Việt Nam do các nhà đầu tư cá nhân trong nước đang chiếm đến 90% thị trường, và mua bán khá “tùy tiện”?
Ở đâu cũng vậy, nếu nhà đầu tư cá nhân chiếm số lượng áp đảo thì TTCK sẽ có tính ít ổn định hơn những thị trường có tỉ lệ ngược lại. Một nhà đầu tư có tổ chức luôn có chiến lược kinh doanh cụ thể, không phải muốn mua lúc nào là mua, thích bán lúc nào cứ bán. Nhà đầu tư cá nhân thì làm điều này dễ dàng hơn.
Ông đã là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, vậy ông có thể tiết lộ những kinh nghiệm cần thiết cho một nhà đầu tư cá nhân khi bước chân vào TT CK?
Tôi tin rằng, có rất nhiều người bước vào thị trường mà không hề suy nghĩ nên làm như thế nào để có thể giao dịch thành công. Kinh doanh chứng khoán giống như bạn đang lập một doanh nghiệp riêng vậy, cần phải có kế hoạch kinh doanh tốt, trong đó đưa ra những cam kết và nguyên tắc riêng. Tôi nhấn mạnh nguyên tắc quan trọng nhất khi kinh doanh chứng khoán là phải biết cắt lỗ.
Chẳng hạn, bạn mua một cổ phiếu giá 4 USD và ra lệnh dừng lỗ ở mức 3,5 USD, tức khi giá thị trường rớt xuống mức này thì phải lập tức bán ra. Thường thì các nhà đầu tư định ra chiến lược “rút khỏi thị trường” khi thị giá rớt xuống dưới giá mua vào khoảng 15%. Trên thực tế, có nhiều người thấy giá cổ phiếu giảm mạnh so với giá mình mua vào nhưng nhất định không bán ra, cứ hi vọng rồi nó sẽ lên lại. Nhưng phân tích kỹ, họ không bán ra vì nếu bán ra với giá lỗ thì có nghĩa thừa nhận mình đã sai khi mua vào, con người mà, chẳng ai muốn chấp nhận mình sai. Thành ra, nhà đầu tư cá nhân phải học cách chấp nhận tổn thất và kiểm soát tổn thất.
“Đừng mua cái gì chỉ vì nó rẻ”
Khi TTCK Việt Nam tăng giá mạnh, một số loại cổ phiếu trở nên đắt đỏ và nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang đầu từ vào những cổ phiếu giá rẻ. Đó có phải là một cách đầu tư khôn ngoan?
Đừng mua một cái gì chỉ vì nó rẻ, nó rẻ vì nó có lý do riêng của nó, và lẽ thường đã rẻ thì sẽ rẻ hơn nữa. Tôi cũng muốn khuyên các nhà đầu tư cá nhân chỉ nên đầu tư vào những loại cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, vì bạn mua cổ phiếu cũng chỉ cốt có lúc sẽ bán lại. Đừng để mình phải rơi vào cảnh muốn bán mà chẳng tìm ra người mua. Ngoài ra, kinh doanh chứng khoán nghĩa là tự bạn đã lập một doanh nghiệp và tự quản lý danh mục đầu tư của mình.
Câu nói thông thường nhất là đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ, nhưng điều này không thể hiểu đơn giản là mua các loại cổ phiếu của các công ty khác nhau là được. Phải chắc chắn rằng những cổ phiếu mà bạn mua không có mối liên hệ nào với nhau, tức thuộc những ngành nghề khác nhau, để khi một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế bị ảnh hưởng thì lĩnh vực kia vẫn tiếp tục làm ra lợi nhuận. Rủi ro được sẻ chia là vậy!
Người kinh doanh chứng khoán thành công phải là người quản lý tiền giỏi?
Tiền là một cái gì đó hay ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Không may là việc hành động theo bản năng thường dẫn chúng ta đến những quyết định sai lầm trên thị trường. Nên nhớ chúng ta đang làm nghề quản lý tiền, mà nghề này, nói như ông Paul Tudor Jones (một người kinh doanh hàng hóa nổi tiếng trên thế giới, là người sáng lập Tudor Investment Corporation - Mỹ) là “Đừng chú trọng vào việc kiếm ra tiền mà phải tập trung vào bảo vệ những gì chúng ta đang có”.
Đúng là chúng ta giao dịch để kiếm tiền, nhưng chúng ta phải áp dụng một chiến lược phòng vệ trong kinh doanh, bởi nếu mất hết tiền thì còn tiền đâu mà giao dịch nữa! Phải làm mọi thứ có thể được để bảo toàn nguồn vốn, nguyên tắc này đã được các nhà đầu tư thành công trên thế giới tuân thủ cả trăm năm nay rồi. Kinh doanh chứng khoán là nghề không mới, nhiều người đã đến và đã đi trước bạn, và nhiều người trong số họ đã mắc phải những lỗi lầm mà bạn nên học để tránh về sau này.
Phải hiểu rằng, bạn bỏ tiền vào TTCK là xem như đã đánh cược với rủi ro, và rủi ro là không thể tránh khỏi. Hãy giảm bớt sự cảm tính và quá khích, loại bỏ những xúc cảm khi tham gia TTCK. Hãy là nhà đầu tư có kỷ luật. Bản chất con người nghe đến hai từ “kỷ luật” là... sợ bởi nhiều người có xu hướng thích phá vỡ luật, kể cả những người đã kiến tạo ra những luật lệ đó.
Với một người làm nghề quản lý tiền, phải hiểu được tầm quan trọng của việc yêu cầu cao nhất về kỷ luật đối với bản thân để có thể tuân theo kế hoạch kinh doanh của mình, một kế hoạch phù hợp cho mình. Đúc kết lại, tôi nói bạn hãy chuẩn bị đầy đủ ba công cụ, gồm tâm lý, đồng vốn và phương pháp. Được vậy, bạn sẽ tự tin làm theo một cách khác với những người đang hiện diện trên sàn để đi đến con đường thành công của mìn
Trường Giang cuộn cuộn chảy về Đông Sóng dập dồn đãi hết anh hùng Được thua phải trái phút thành không Non sông phơi vẻ cũ Mấy độ bóng tàn hồng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Một chiều ngược gió Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Bùi Sim Sim Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh Ngược phố tan tầm, ngược chi...
-
Ta về (thơ Tô Thùy Yên) Ta về một bóng trên đường lớn/ Thơ chẳng ai đề vạt áo phai... Ta về một bóng trên đường lớn Thơ chẳng ai đề vạt áo...
-
Nói tới Tào Tháo, người đọc Tam Quốc diễn nghĩa hẳn nhớ hình ảnh của ông như một kẻ tài giỏi nhưng gian trá, đa ngh...
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung được coi là bộ tiểu thuyết chương hồi xuất sắc nhất Trung Quốc. Tác phẩm đã tái...
No comments:
Post a Comment